Kỹ thuật làm đồ da cơ bản là một nền tảng để tạo rasản phẩm tinh tế và có giá trị nhất, không có kỹ thuật cơ bản thì người chế tác chỉ như một đứa trẻ lên ba
Da Thuộc Sài Gòn khai giảng các lớp học làm da cơ bản đến nâng caohàng tháng.
Bạn đang xem: Hướng dẫn làm đồ da handmade
HỌC PHÍ LỚP CƠ BẢN: 200K
Thời gian: 08 giờ 30 đến 16 giờ thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Địa điểm học: Da Thuộc Sài Gòn số 220 Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.Hồ Chí Minh.
Hoặc nhắn tin theo cú pháp:
KỸ THUẬT LÀM ĐỒ DA CƠ BẢN NHẤT PHẢI BIẾT
Chào các bạn, công việc chế tác đồ da tưởng chừng khó nhưng lại không khó, quan trọng là chúng ta nắm bắt được các kỹ thuật làm đồ dacơ bản thì mọi thao tác sẽ trở nên đơn giản, giống như một cây xanh, gốc có chắc, rễ có ăn sâu thì cây mới phát triển tốt và vươn cao thành cây cổ thụ, cũng giống như một ngôi nhà cao tầng, móng có chắc thì mới có được những tòa nhà cao chót vót. Trong nghề da chúng ta nắm chắc được các kỹ thuật làm đồ da cơ bản thì mới tùy biến được trong nhiều trường hợp. Cơ bản chưa vững chắc mà tiếp thu thêm một kỹ thuật mới thì sản phẩm mình làm ra vẫn không được tinh tế.
Vậy các kỹ thuật làm đồ dacơ bản ở đây là gì? Đó là kỹ thuật cắt, đục, may và xử lý cạnh sản phẩm, nắm chắc được các kỹ thuật này thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng khi chế tác sản phẩm.

Nắm vững kỹ thuật làm đồ da cơ bản giúp bạn chế tác được tất cả các sản phẩm
Vậy trong bốn kỹ thuật làm đồ dacơ bản này thì kỹ thuật quan trọng nhất? Kỹ thuật nào cũng quan trọng khong thể thiếu, nhưng theo ý kiến cá nhân, thì tôi đánh giá cao ba kỹ thuật làm đồ dađầu tiên đó là cắt, đục và may, còn xử lý cạnh sẽ giúp cho sản phẩm tinh tế hơn, nếu không xử lý cạnh mà sản phẩm được làm chau chuốt, kỹ càng thì vẫn thể hiện được nét đẹp mộc mạc, tự nhiên.
Sự mộc mạc của sản phẩm làm từ da thuộc hiện đang là xu hướng và được các nước phương tây rất ưa chuộng. Chúng tôi đã làm sản phẩm như ví, ba lô, túi xách cho rất nhiều khách nước ngoài, nếu 10 người khách thì có đến 9 người yêu cầu giữ nguyên vẻ mộc mạc.

Nắm vững kỹ thuật làm đồ dagiúp bạn nhanh chóng làm được các sản phẩm đơn giản
Vì vậy các kỹ thuật cắt, đục và may là cáckỹ thuật làm đồ da cơ bản tuyệt đối mà người thợ chế tác đồ da nào cũng phải rèn luyện để xây cho mình một nền móng vững chắc để tạo ra các sản phẩn tinh tế có giá trị nhất, vậy chúng ta cùng tìm hiểu về bốn kỹ thuật làm đồ dacơ bản trên nhé
Kỹ thuật làm đồ da handmade cơ bản nhất
Kỹ thuật cắt:
Cắt da là một kỹ thuật làm đồ dađơn giản, tưởng chừng dễ nhưng lại rất khó cho những người mới bắt đầu vào nghề. Cắt một tấm da thì dễ nhưng cắt đúng kỹ thuật để tạo nên các vết cắt chuẩn, đẹp thì đòi hỏi phải có một thời gian nhất định (thông thường thì khoảng 3 tháng).

Kỹ thuật sử dụng các loại dao để cắt da
Kỹ thuật cắt đòi hỏi phải có sự quen tay, vết cắt phải thẳng và vuông góc 90 độ với tấm da. Trong kỹ thuật cắt thì có các kỹ thuật làm đồ dakhác chi phối như kỹ thuật cầm dao, kỹ thuật đặt thước để cắt, kỹ thuật bo đường cong, kỹ thuật cắt góc vuông v.v….. nhưng quan trọng nhất vẫn là giữ thẳng lưỡi dao vuông góc với tấm da để tạo nên một vết cắt thẳng, đều và đẹp.

Cách sử dụng dao đúng kỹ thuật làm đồ da
Dao để cắt da có rất nhiều loại, nhưng tôi đánh giá cao về loại dao rọc giấy vì loại này không phải mài mà chỉ cần bẻ lưỡi là có thể sử dụng một cách sắc bén nhưng chi phí lại rẻ nhất và ít tốn thời gian vì không phải mài lưỡi.

Dao cắt da cao cấp của Nhật giúp tối ưu khi sử dụng
Kỹ thuật đục:
Kỹ thuật đục cũng như kỹ thuật cắt, điều quan trọng là phải giữ đục thẳng, vuông góc với tấm da và thẳng hàng, nếu đục bị nghiêng trong quá trình thao tác thì vết đục đằng sau cũng bị nghiêng theo, ông bà ta cũng có câu “Sai một ly là đi một dặm”, mặc dù cạnh của sản phẩm độ dày từ 1 đến 3 mm, nhưng nếu đục không thẳng thì đường đục phía sau bị nghiêng tạo nên một đường may không đẹp. Nếu đục không thẳng hàng thì đường may sẽ bị cong, thể hiện trên sản phẩm tạo nên sự mất thẩm mỹ. Trong quá trình đục, chúng ta cũng phải bố trí lỗ đục cho phù hợp, tránh trường hợp lỗ bị dư và thiếu (ví dụ: khoảng cách bước đục 4 mm nhưng các lỗ đục cuối lại có bước đục 5 mm hoặc 3 mm) lý do da có độ dãn, trong quá trình thao tác đục bị kéo rê gây ra sự dư hoặc thiếu.

Đục không đúng kỹ thuật làm đồ dakéo theo đường may không đẹp
Đục có nhiều loại và nhiều khoảng cách khác nhau như đục tròn, đục xiên, đục trám. Bước đục thì có nhiều size như 2.7 mm, 3 mm, 3.38 mm. 3.85 mm, 4 mm, tùy theo sở thích của các bạn để lựa chọn chọn một loại đục phù hợp cho mình.

Các loại đục chất lượng cao giành riêng cho handmade
Kỹ thuật may:
Kỹ thuật may cũng có rất nhiều loại như may một kim, may 2 kim, may séo 2 mặt, may séo một mặt, may theo hình chữ x, may theo hình zíc zắc v.v…., tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một kiểu may phù hợp. Nhưng quan trọng nhất trong kỹ thuật may là lực kéo chỉ sao cho ổn định, tránh trường hợp có lúc thì kéo mạnh tay tạo ra sự siết mạnh gây biến dạng đường may, hoặc siết chỉ quá nhẹ tạo ra sự rời rạc, lỏng lẻo trên đường may. Cuối đường may phải biết cách chốt chỉ đường may sao cho chắc nhất và thẩm mỹ nhất.

Kim may đầu tù chuyên dụng để may da
Kỹ thuật may đồ da cơ bảnxử lý cạnh:
Xử lý cạnh cũng có nhiều loại, thông thường hay sử dụng thì có 3 kỹ thuật đó là đánh cạnh, sơn cạnh hoặc để cạnh sản phẩm mộc mạc, tự nhiên.
Kỹ thuật đánh cạnh thì đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức và có kỹ thuật nhưng tạo nên sự khác biệt của sản phẩm thủ công handmade.

Cây đánh cạnh bằng gỗ cao cấp
Kỹ thuật sơn cạnh thì thường được áp dụng cho cả sản phẩm công nghiệp và thủ công handmade vì tính tối ưu của nó thao tác nhanh và bền hơn, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng vẫn tạo nên sự tinh tế cho sản phẩm.

Dụng cụ sơn cạnh đơn giản, hiệu quả nhất
Cạnh mộc mạc thì đòi hỏi kỹ thuật cắt, đục phải chuẩn, chúng ta làm tốt 2 kỹ thuật này thì các đường gép nối của sản phẩm sẽ đều, đẹp, không bị nhấp nhô, đây là cách tối ưu, nhanh nhất để tạo nên một sản phẩm đẹp nếu nắm vững chắc 2 kỹ thuật kỹ thuật làm đồ datrên

Lịch khai giảng lớp học làm đồ da thủ công
HỌC PHÍ LỚP CƠ BẢN: 200KThời gian: 08 giờ 30 đến 16 giờ các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Làm đồ da handmade đang là phong trào được các bạn trẻ ủng hộ. Từ ấy cộng đồng những người đam mê chế tác, sự tỉ mỉ thủ công da thật cũng ngày một lớn mạnh. Vì một sản phẩm đồ da handmade hoàn toàn thủ công chứa đựng tinh thần tâm huyết của người làm. Ngoài đơn giản chỉ là muốn tự tìm tòi học hỏi để tự làm cho mình 1 sản phẩm đồ nhỏ từ da để làm quả tặng thể hiện tâm ý hoặc để bản thân sử dụng…Sản phẩm làm từ da handmade cao cấp thường là từ chất liệu da: chất liệu da bò thật , da cá sấu…..
Thì nay đó là nhu cầu học hỏi, mua bán đồ da thời trang, trao đổi kinh nghiệm về việc chế tác những đồ từ da thật tăng lên. Vậy đối với 1 người mới bắt đầu tìm đến ngành chế tác da thủ công thì cần phải biết những kiến thức gì? Thao tác như thế nào để chế tác đồ da thủ công? Cần chuẩn bị những gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhá!
I. Hướng dẫn làm đồ da handmade: Những điều cần chuẩn bị
Với những người mới bắt đầu biết đến ngành chế tác da thủ công đều băn khoăn rằng không biết phải bắt đầu từ đâu? Sử dụng loại da thuộc nào? Cần những dụng cụ gì? Thao tác ra sao để có thể tự mình làm nên 1 món phụ kiện làm đồ handmade thủ công. Vậy nên những chia sẽ dưới đây sẽ giúp các bạn có thể hình dung rõ ràng nhất những gì mình cần phải làm.
Bước 1: Set up
Bất kể là công việc gì. Thì việc đầu tiên luôn là quan trọng nhất đó là công tác chuẩn bị dụng cụ làm da handmade. Nếu công tác chuẩn bị tốt thì những khâu sau sẽ diễn ra suôn sẽ theo ý bạn muốn. Nhất là với những đồ thủ công handmade. Bạn cần cho mình ý tưởng bản phác thảo càng chi tiết càng tốt? Xác định độ phức tạp đến đâu? Để chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Và quan trọng nhất đó là tấm da nguyên liệu để chế tác nữa.
Một lưu ý nho nhỏ để bạn có thể làm được cho mình 1 món đồ da thủ công. Đó là sự kiên trì tỉ mỉ, sẵn sàng tháo ra làm lại nếu có bị sai sót. Và sẵn sàng đổ máu vì những tai nạn nhưng sau khi sản phẩm được hình thành thì bạn sẽ thấy những gì mình bỏ ra là xứng đáng. Sau đây sẽ là những dụng cụ phổ biến và cần thiết nhất.
+ Bút: Nên dùng bút kim tuyến, hoặc bút chì đầu nhỏ. Tuy nhiên nhiều loại da sau khi tẩy vết bút chì sẽ khiến tấm da trở nên xù xì xấu xí mất tính thẩm mỹ. Tuyệt đối không dùng bút bi nếu bạn không muốn bỏ tấm da đó.

+ Thước kẻ, tốt nhất là có đủ ê ke, đo độ, thước thẳng, thước dây. Nếu với hàng tặng. Còn nếu dùng cho bản thân thì bạn chỉ cần những dụng cụ trong lúc lên ý tưởng cần phù hợp nhất với kích cỡ hình dáng đồ bạn cần làm là được. Thước kẻ có thể là thước sắt, thước nhựa, thước Inox, thước gỗ. Nên dùng thước Inox, vì khhi cắt sẽ tốt hơn.
+ Keo dán: Có 2 loại keo, 1 loại dùng để dán da , 2 là keo phủ lên sau khi thành phẩm, nói nôm na là keo dán mép. Với keo dán da thì chỉ dùng cho mặt trong, hạn chế dùng cho mặt ngoài gây bong tróc da .
+ Tấm ván lót, bằng da nén, cao su hay bằng gỗ đều được. 1 là làm cho âm thanh lúc đục lỗ nó không quá kinh khủng, ảnh hưởng đến người khác, 2 là làm cho sàn nhà đỡ bị hỏng.
+ Búa. Chọn loại búa vừa tay búa nhỏ nhẹ thôi không sẽ rất mỏi đây. Dùng 1 búa cao su để đóng cho phẳng đường may sau khi may xong nữa.
+ Kim chỉ. Chỉ cần ra bất kì chỗ bán da nào cũng đều có kim chỉ, bạn chỉ việc chọn màu chỉ mà mình thích thôi.
+ Kéo: Chọn loại kéo vững cứng, có thể là kéo chuyên dụng cho cắt da vì cần cho ra những đường cắt chuẩn từng milimet.
+ Kim đục lỗ: Đặt kim này lên tấm da, dùng búa nện xuống. Có các loại đục lỗ xéo, đục lỗ ngang, 1 lỗ, nhiều lỗ. Mỗi loại kim đưa đến một kiểu đường chỉ may khác nhau, xiên hay thẳng hay giao nhau là do kim đục lỗ này mà ra. Để đục lỗ đều thì mua thêm 1 cái cây lấy dấu.

Bước 2: Cắt tỉa da tấm thành các chi tiết theo thiết kế của sản phẩm mục tiêu.
Dựa theo thiết kể sản phẩm ban đầu. Bạn cần cắt tỉa các chi tiết của sản phẩm 1 cách đầy đủ và chính xác kích thước 100%.

Ở bước này bạn có thể sử dụng bút nhũ lấy dấu, đo vẽ trực tiếp lên tấm da lớn và cắt nhỏ chi tiết. Hoặc sử dụng những bản rập (pattern) thiết kế in ra theo tỉ lệ 1-1 và do vẽ trực tiếp lên tấm da để cắt tỉa được thuận tiện.
Bước 3: Bôi keo lên các đường đánh dấu và dán ráp cố định các chi tiết
Bôi keo tại các đường viền cạnh của chi tiết và dán cố định bước này cũng rất quan trọng để các chi tiết được chắn chắn cố định không bị xập xệ.
Các bạn có thể sử dụng keo sữa, hoặc keo con chó (có bán tại các cửa hàng kim khí) để dán cố định chi tiết nhé.
Bước 4: Ke viền lấy dấu và đục lỗ đường chỉ may
Trước khi đục lỗ đường may các bạn nên ke viền chi tiết cần may lấy dấu để có đường may thẳng đẹp. Nếu không có máy ke thì bạn có thể dùng compa để thay thế.
Tiếp đến là đục lỗ đường may. Bạn là người mới tập tành làm da handmade thì đục trám hoặc lỗ tròn 4mm là loại đục phổ thông và dễ sử dụng nhất Hơn nữa giá thành bộ đục này cũng khá rẻ. Nếu chẳng may có sai sót hỏng bộ đục thì có thể thay mới dễ dàng.

*Lưu ý tại bước này đó là khi đục các bạn nên cố gắng giữ cây đục vuông góc với mặt phẳng tấm da để có đường đục lỗ đẹp nhất nhé. Và nhớ sử dụng búa gỗ hoặc búa cao su gõ nhẹ đều tay khoảng 3-4 nhát để răng đục xuyên qua đến mặt sau chi tiết.
Bước 5: Khâu cố định các chi tiết theo đường may đã đục sẵn
Để khâu các chi tiết nhỏ được thuận tiện thì các bạn nên chuẩn bị 1 chiếc kẹp da. Có tác dụng kẹp giữ cố định chi tiết da đã đục và dễ dàng khâu tay hơn đó. Đây là công đoạn quan trọng nhất đòi hỏi sự tỉ mỉ cao nhất và cũng tốn thời gian nhất: Khâu tay.

Để khâu da thì các bạn cần sử dụng bộ kim khâu cứng chuyên dụng. Tùy theo kích thước chỉ và lỗ khâu bạn đã chọn mà sẽ chọn loại kinm khâu phù hợp. Loại chỉ chuyên dụng nhất để khâu da đó là chỉ sáp. Đối với người mới thì mình khuyên nên sử dụng chỉ sáp dẹt 0.8mm. Dành cho lỗ khâu to và dễ dàng xỏ lỗ kim cũng như hạn chế bị rối chỉ khi khâu.
Khi khâu thì các bạn kẹp cố định chi tiết cần khâu lên kẹp gỗ .Và khâu lần lượt các chi tiết lại với nhau cho đến khi hoàn thành những đường may cuối cùng.
Bước 6: Xử lý cạnh, hoàn thiện sản phẩm.

Sau khi đã khâu hoàn thiện sản phẩm thì bước cuối cùng là xử lý cạnh. Các bạn sử dụng giấy giáp mịn chà các cạnh của sản phẩm cho đến khi phẳng mịn nói trước là rất mỏi tay đấy và cũng cần tỉ mỉ vừa sức. Sau đó sử dụng keo se viền bôi lên các cạnh vừa đánh mịn. Đợi keo khô và tiếp tục chà 1-2 lần nữa. Cuối cùng là bôi gum lên cạnh và dùng thanh gỗ tiếp tục chà khi vừa ý.


II. Học làm đồ da handmade cơ bản cần lưu ý những điều như sau
Cắt các miếng da cần chuẩn xác tới từng milimet, cắt càng sắt nét, gọn gàng dức khoát sẽ tạo ra sản phẩm hoàn hảo cao.
Khi sử dụng dao cắt da lưu ý cầm đứng dao và cắt thật ngọt, mài kéo cho thật bén trước nhá, để có đừng cắt dứt khoát tránh để lại các tua rua sợi da.

Đục lỗ cần thẳng hàng và vuông góc với mặt bàn nếu một khi đã lệch sẽ kéo theo những hàng đục sau cũng lệch theo hoặc không đẹp. Nên cần thiết sử dụng những công cụ làm ke, viền cho thật thẳng và chính xác.
Nếu bạn đang làm bao da máy tính, điện thoại khi đo cắt da các bạn nên tính dư ra nên để ý độ dày sản phẩm và trừ hao đường may tầm 5 ly tránh sau này bị chật khi sử dụng.
Nếu làm ví da có nhiều lớp da xếp thì lưu ý chọn loại da, da tự nhiên mỏng ở mép, lớp ngăn hoặc những nơi cần thiết tránh làm cạnh da bị dày cộm.
Xem thêm: Hướng dẫn đóng tủ gỗ công nghiệp, cách đóng tủ gỗ công nghiệp
Bạn cần tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết, kinh nghiệm tham khảo thực tế để quá trình được suôn sẽ nhất. Nên nghiên cứu kỹ bộ phận nào nên khâu trước bộ phận nào khâu sau. Nên tính toán mọi thứ trước khi thực hành.