Áo thun cổ trụ là một trong những mẫu áo phổ biến và thông dụng nhất hiện nay, dù là nam hay nữ trong bất kì hoàn cảnh nào thì mẫu áo thun cổ trụ luôn là trang phục mang đến sự thoải mái, thanh lịch và đứng đắn. Và dưới đây là hướng dẫn cách may áo thun cổ trụ dành cho những bạn cần đến nhé.

Bạn đang xem: Hướng dẫn may áo cổ trụ

CHECK GIÁ ONLINE ÁO THUN CỔ TRỤ POLO TẠI ĐÂY


Nội dung bài viết

2 2. Những chất liệu vải nào may được áo thun cổ trụ3 3. Áo thun cổ trụ gồm những chi tiết nào4 4. Hướng dẫn chi tiết các công đoạn may áo thun cổ trụ5 5. Một số mẫu áo thun cổ trụ đẹp

1. Áo thun cổ trụ là áo gì?

Áo thun cổ trụ là loại áo thun về hình thức cổ áo giống cổ sơ mi, với tay áo ngắn bo tròn được đính với những chiếc cúc áo (thông thường là 2 hoặc 3 cúc), thường được làm bằng vải dệt kim, thường là sợi bông hay sợi tổng hợp. Giúp người mặc nhìn sang trọng và lịch sự hơn, đặc biệt là những nhân viên làm trong văn phòng, may đồng phục công ty, tổ chức hoặc những cá nhân muốn phong cách của mình toát lên vẻ lịch sự thanh tao

*

Áo thun cổ trụ.

2. Những chất liệu vải nào may được áo thun cổ trụ

Vải thun cá sấu may áo thun cổ trụ

Vải thun cá sấu là loại vải được dệt bởi những sợi vải đan xen chéo vào nhau tạo thành các mắt xích trông giống với vân cá sấu. Vải được phân thành các loại sau: Vải thun cá sấu 100, Vải thun cá sấu 65/35, Vải thun cá sấu 35/65, Vải thun cá sấu Pe.

Loại vải này có độ co giãn và đàn hồi cao đem đến sự dễ chịu, thoải mái cho người mặc. Đặc biệt rất phù hợp dùng để may áo đồng phục có cổ vì vải có độ dày dặn tương thích với độ dày của cổ áo, mang đến dáng áo polo đứng, lịch sự và sang trọng.

*

Vải thun cá sấu may áo thun cổ trụ

Vải thun cá mập may áo thun cổ trụ

Vải thun cá mập là loại vải có mắt xích, nhưng mắt xích to hơn vải cá sấu nên tạo bề mặt thô nhám và dày hơn vải cá sấu. Các loại vải thun cá mập gồm: Vải cá mập cũng có các loại vải 2 chiều, 4 chiều , và chia theo độ cotton 65%, 100% như các loại vải thông thường.

Vải thun cá mập rất thích hợp dùng để may áo thun đồng phục có cổ (áo thun Polo), và thường dùng để may áo thun cho nam giới nhằm tạo sự mạnh mẽ, cuốn hút.

Vải thun cá mập may áo thun cổ trụ

Vải thun mè may áo thun cổ trụ

Vải thun mè là các loại vải thun có bề mặt dệt thành nhiều hạt nhỏ trông giống hạt mè, đó là lý do vì sao nó có tên gọi như vậy. Vải thun mè được sản xuất chủ yếu từ chất liệu Polyester hoặc sợi PC. 

Vải thun mè không thấm nước và khi phơi rất nhanh khô. Dáng vải khi may lên dáng đồng phục áo thun áo cổ trụ cũng rất đứng áo và đẹp.

*

Vải thun mè may áo thun cổ trụ

Vải thun poly Thái may áo thun cổ trụ

Vải poly Thái là loại vải được dệt bằng sợi nylon nhân tạo nhập khẩu từ Thái Lan.

Sợi nylon thái có đặc điểm là sợi dài, tiết diện nhỏ, có thể dễ dàng dệt được bề mặt vải láng mịn, bền đẹp, có tính thẩm mỹ cao, ít bị nhăn và không bị xù lông qua thời gian sử dụng.

Chính nhờ những ưu điểm nổi bật đó mà vải poly thái rất phù hợp để làm vải may áo thun cổ trụ, hay các loại quần áo đồng phục, đồ thể thao,…

Vải thun poly Thái may áo thun cổ trụ

Vải thun cá sấu PE may áo thun cổ trụ

Vải thun cá sấu PE là loại vải cá sấu rẻ tiền nhất trong các loại vải thun cá sấu.

Loại vải này được tạo nên bởi 100% PE chính vì vậy những chiếc áo đồng phục được may bằng loại vải này rất dễ xù lông vón cục khi sử dụng, không có khả năng thấm hút cao, do đó loại vải này thích hợp mặc vào mùa đông còn mùa hè thì áo khá nóng.

Tại Đồng Phục Tiến Bảo chúng tôi hầu như không sử dụng loại vải này để may áo đồng phục. Nhưng khi có yêu cầu đặt may áo thun trực tiếp từ khách hàng nhằm tiết kiệm ngân sách thì chúng tôi sẽ sản xuất.

*

Vải thun cá sấu PE may áo thun cổ trụ

Vải thun trơn áo thun cổ trụ

Vải thun trơn dùng để may áo thun cổ trụ thường là loại vải cotton, loại vải này có chất vải nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, mang lại sự thoải mái cho người mặc nên rất được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để may áo đồng phục với số lượng lớn.

Vải thun trơn gồm: Vải thun 100% cotton, vải thun cotton 65/35, vải thun cotton 35/65.

*

Vải thun trơn áo thun cổ trụ

3. Áo thun cổ trụ gồm những chi tiết nào

3.1. Lá trụ là phần quan trọng của áo thun cổ trụ

Trụ áo có cấu tạo gồm 1 lá trụ bên trong(lá chứa nút) và 1 lá trụ bên ngoài(lá chứa khuy) tách rời nhau.

Trong đó, trụ bên ngoài thể hiện được cả 2 mặt, còn trụ bên trong thì chỉ thể 1 mặt phía ngoài, chính nhờ đặc điểm này mà lá trụ còn có thể phối những màu sắc khác nhau để tạo điểm nhấn cho phần cổ áo, hoặc có thể in thêu trên trụ áo.

Lá trụ áo giúp mở rộng phần cổ để dễ dàng chui đầu mặc áo. Thông thường thì các áo có may trụ đều không khoét rộng cổ và hay kết hợp với cổ bẻ.

3.2. Vải chính may áo thun cổ trụ

Để chọn được vải chính cho chiếc áo thun cổ trụ của mình, bạn cần xác định được đối tượng sử dụng dong phuc ao thun là những người làm trong lĩnh vực nào, yêu cầu cụ thể về giá thành và cả kiểu dáng áo để lựa chọn cho mình chất liệu vải chính may ao thun co tru phù hợp nhất nhé.

3.3. Bo cổ, bo tay ráp vào vải

Những chiếc áo thun cổ trụ thường đi liền với bo cổ, bo tay áo. Bo cổbo tay áo là kiểu borip(vải gân, vải bo) được dệt riêng, bề mặt vải giống kiểu đan áo len và có độ co giãn rất lớn.

Do vải bo được dệt bằng 2 mũi kim để đan, nhằm tạo ra đường nổi và đường chìm chạy suốt trên vải bo.

Bình thường thì bo cổ, bo tay và màu sắc áo sẽ may giống nhau, nhưng để tạo nên sự mới mẻ thì người ta phối bo tay, bo cổ khác màu với thân áo hoặc hình in trên áo màu gì sẽ phối màu bo giống nhau vậy.

Các kiểu phối bo chủ yếu hiện nay đều dựa vào sở thích, màu sắc hài hòa và tính thẩm mỹ của người sử dụng. Tuy nhiên, để phối bo đẹp thì màu sắc phải mang tính tương đồng, để bổ trợ cho nhau.

4. Hướng dẫn chi tiết các công đoạn may áo thun cổ trụ

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách may áo thun cổ trụ theo từng công đoạn:

4.1. Công đoạn cắt áo thun cổ trụ theo thông số cho trước, rập chuẩn 

Thông thường một chiếc áo thun cổ trụ có 6 Size chính là : S, M, L, XL, XXL, XXXL

– Đối với những rập khác nhau thường phần tay, vai và eo và size cũng khác nhau. Size ở Việt Nam và thị trường tphcm thường áp dụng cho Size Châu Á.

– Trước khi cắt các thành phần của áo thì các bạn cần kiểm tra Size trước khi cắt áo. 

– Cắt phần thân: Thân áo bao gồm thân trước và thân sau, trên mỗi thân có những chi tiết và các bộ phận được đánh dấu để ráp vào thân áo.

– Đối với thân trước phần trụ là quan trọng trước khi cắt trụ bạn cần xẻ trụ cách 2.5 cm so với trụ trên rập để chừa sau khi mổ trụ.

4.2. Công đoạn ủi keo lá trụ 

Bạn dùng keo kẹp trụ để nẹp vào 2 miếng lá trụ áo bằng bàn ủi, cần đảm bảo keo được dính hết vào trụ áo. Bạn có thể may vắt sổ vắt 1 đường dọc theo trụ để đảm bảo chắc chắn hơn.

4.3. Công đoạn mổ trụ vào áo (Đây là bước quan trọng nhất, áo đẹp hay không nhờ công đoạn này)

Để mặt phải của thân trước áo và mặt phải của trụ vào với nhau, may một đường cách đường giữa của thân là 1cm. Tương tự trụ bên kia cũng một đường may là 1 cm. 

Chú ý: Không may hết trụ áo, cách trụ áo từ dưới lên khoảng 2,5 cm để chừa lại mổ lưỡi gà. Sử dụng kéo, hoặc bấm chỉ để cắt xéo 2 đường chéo xuống hết trụ, đừng cắt phạm đường chỉ may nhé.

4.4. Công đoạn ráp bo tay vào tay áo

Để ráp bo tay vào tay áo thì khi cắt áo, bạn nên cắt ngắn áo lại khoảng 2,5 cm. 

Sau khi bạn chuẩn bị xong tay áo rồi. Bạn gấp đôi tay áo lại và bấm dấu giữa của tay áo của hai bên tay áo. Dùng máy vắt sổ chạy đường mặt trái bên trong và vắt hết tay áo theo đường cong của bo tay áo.

Đối với tay áo bên kia bạn cũng làm tương tự như vậy. Điểm giữa của bo tay áo để bạn biết chính xác là đã vắt sổ đúng bo tay mà không bị lệch.

4.5. Công đoạn ráp sườn vào áo

Dùng vắt sổ từ đỉnh bo tay xuống hết dưới lai áo. Chú ý mặt của áo thun nhé !!! Ở bước này bạn vắt sổ ở mặt trái của áo. Tương tự, sườn và hông bên kia của áo cũng làm tương tự như vậy.

4.6. Công đoạn tra bo cổ vào áo

Việc tra cổ áo thun chủ yếu dùng máy vắt sổ là chủ yếu và dùng máy may 1 kim để giằng lại. 

Bạn đánh dấu và dùng bấm chỉ bấm giữa trụ của cổ áo. Sau đó, kẹp cổ áo và dùng máy vắt sổ chạy vắt khoảng 3mm vòng quanh thân trước và thân sau của áo thun đến đoạn giữa của trụ đã đánh dấu bên kia thân áo.

Để việc may được dễ dàng thì bạn cần cắt gọt bớt phần dày của cổ áo để lúc vắt sổ không bị gãy kim, đứt chỉ… và chạy dễ dàng hơn. Trong quá trình vắt sổ cần nắm giữ chặt cổ áo và thân áo để không bị trượt.

4.7. Công đoạn may lai áo

Để may lai áo đúng chuẩn thì việc đầu tiên là chọn độ rộng lai áo thích hợp (khoản 2 inch), rồi sau đó đánh dấu vị trí cần gấp lên lai. Các bạn có thể dùng thước để kẻ đường thẳng cần lên lai.

5. Một số mẫu áo thun cổ trụ đẹp

Áo thun cổ trụ lacoste

Áo thun cổ trụ lacoste

Áo thun cổ trụ Tommy

Áo thun cổ trụ Tommy

Áo thun cổ trụ Adidas

Áo thun cổ trụ Adidas

Áo thun cổ trụ Burberry

Áo thun cổ trụ Burberry

6. Vì sao áo thun cổ trụ lại được ưa chuộng làm áo đồng phục công ty, áo đồng phục nhân viên, áo đồng phục cao cấp 

– Thoải mái khi mặc: Áo thun đồng phục cổ trụ thường làm từ loại vải cá sấu hoặc những loại vải có tính năng thấm hút mồ hôi và co giãn tốt giúp người mặc thoải mái và từ đó làm việc sẽ có hiệu quả và tinh thần cũng vui vẻ hơn, giúp nâng cao hiệu quả công việc của công ty.

– Thiết kế tinh tế: So với áo thun cổ tròn, thì áo thun đồng phục có cổ khi thiết kế sẽ tạo được nhiều điểm nhấn và tăng sự nổi bật của chiếc áo đồng phục. Đồng thời tạo được vẻ lịch sự, đứng đắn cho người mặc.

– Thể hiện nét đặc trưng của công ty: Chiếc áo thun cổ trụ đồng phục mang màu sắc đặc trung thương hiệu của công ty chính là cách quảng bá tên tuổi và hình ảnh công ty một cách nhẹ nhàng và tinh tế nhất.

– Giúp nhân viên tự tin khi gặp khách hàng: Chắc hẳn nhân viên của bạn sẽ cảm thấy đầy tự hào khi mặc trên mình chiếc áo thun đồng phục có cổ in thêu logo của công ty.

Từ đó sẽ giúp các nhân viên cảm thấy tự tin trong giao tiếp khi đối diện với khách hàng của mình, cũng như sẽ thuyết phục khách dàng một cách dễ dàng hơn.

– Ghi điểm trong mắt khách hàng: Một công ty chuyên nghiệp trước tiên cần chú tâm vào bề ngoài. Trang bị cho nhân viên của mình một mẫu áo thun đồng phục có cổ là sự lựa chọn đúng đắn để ghi điểm trong mắt khách hàng.

-Mọi người có thể đánh giá sự chuyên cần trong tác phong làm việc của công ty chỉ cần dựa vào bộ trang phục mặc đi làm của nhân viên. Nếu các nhân viên cùng mặc một mẫu áo giống nhau, tạo nên vẻ đẹp thống nhất chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh tới khách hàng.

– Dễ dàng phối đồ: Đối với cánh mày râu thì mặc áo thun đồng phục có cổ kết hợp với quần tây hoặc quần jean tối màu sẽ mang lại vẻ đẹp lịch lãm và vô cùng khỏe khoắn.

Còn đối với phái nữ thì có nhiều sự ưu ái hơn khi chúng ta dễ dàng phối áo thun với các kiểu chân váy, quần ống rộng và quần jean. Chính vì vậy mà Đồng phục Tiến Bảo nhận được rất nhiều đơn đặt áo thun cổ trụ từ các công ty và doanh nghiệp lớn mỗi khi họ cần may áo đồng phục.

Đồng phục Tiến Bảo với nhiều dịch vụ ưu đãi giá và check giá nhanh online 3s

 Áo thun đồng phục có cổ là kiểu áo đa số được lựa chọn để may áo đồng phục cho nhân viên, cho công nhân vì áo không lỗi thời ra đời từ những năm 1950 nhưng áo cổ trụ hay còn gọi là áo polo vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến bây giờ

 Với kinh nghiệm 15 năm may áo thun cổ trụ Đồng Phục Tiến Bảo có nhiều mẫu áo thun cho khách xem và lựa chọn tại web dongphuctienbao.com hoặc đến trực tiếp tại 276A Trần Thị Cờ P.Thới An Quận 12 Tp.HCM

Cách may áo cổ tròn xinh xắn, vừa vặn như hàng hiệu. Bạn thường cắt may ra những chiếc áo lúc thì hơi chật, lúc lại quá rộng cho con? Giờ hãy yên tâm nhé với cách may áo phông vừa vặn cho bé nhé!

CÁCH MAY ÁO PHÔNG CỔ TÒN XINH XẮN VỪA VẶNHọc cắt may cơ bản áo tay căn bản nách cong không ben cổtròn

A-THÂN SAU:

1/Xếp vải:

Từ mép biên vải đo vào = ¼ vòng mông + 2cm cử động + 2cm đường may

Gấp đôi vải lại, bề trái vải ra ngoài.

Nếp gấp đôi hướng về phía người cắt.

Cổ áo về phía tay phải.

Lai áo về phía tay trái.

Từ đầu vải đo xuống 1.5cm để làm đường may, bắt đầu vẽ chi tiết áo.

2/Vẽ mẫu:

AB (dài áo) = số đo

AC (hạ eo) = số đo

AD (hạ nách) = ¼ vòng ngực

Từ A, B, C, D vẽ những đường thẳng nằm ngang để làm chuẩn cho các đường vai, ngực, eo, mông và dài áo.

Vẽ cổ áo:

AE (vào cổ) = 2/10 vòng cổ. Vẽ cong vòng cổ từ E -> F.

AF (hạ cổ) = 2cm

*

*

Vẽ sườn vai:

AG (ngang vai) = ½ sđ ngang vai.

GH (hạ vai) = 1/10 sđ ngang vai + 0.5cm.

Vai ngang = 1/10 ngang vai

Vai xuôi = 1/10 ngang vai + 1cm

Nối EH được sườn vai.

Vẽ nách áo:

DD’ = ngang ngực = ¼ vòng ngực + 0_1cm cử động.

DD” = ½ ngang vai – 1cm.

Nối D”H -> D”I = 4cm.

Vẽ cong nách áo HID’ (khoảng giữa HI vẽ cong vào 0.5cm)

*

Vẽ sườn áo:

CC’ (ngang eo) = ngang ngực – 2cm.

BB’ (ngang mông) = ¼ vòng mông + 2cm cử động.

Nối B’C’D’ ta có đường sườn thân áo.

Khoảng giữa C’D’ lượn hơi cong vào để thân áo không bị gãy tại C’.

Vẽ lai áo:

B’B” (giảm sườn) = 1 ->2cm

Vẽ cong từ B” đến khoảng giữa của BB’ (đường lai và đường sườn thân thẳng góc nhau tại B”).

3/Cắt vải:

Vòng cổ chừa 0.5cm đường may. Sườn vai chừa 1.5cm đường may. Vòng nách chừa 1cm đường may. Sườn thân chừa 1.5cm đường may.

Lai áo chừa 1->3cm tuỳ thích.

B-THÂN TRƯỚC:

1/Xếp vải:

Nếu áo chui đầu thì đường giữa thân AB là đường gấp đôi, cách xếp vải giống thân sau.

Nếu áo cài khuy suốt:

Gấp 2 mép biên vải trùng nhau, bề mặt vải úp vào trong,bề mặt vải ra ngoài.

Biên vải hướng về phía người cắt.

Cổ áo về phía tay phải. Lai áo về phía tay trái.

Từ đầu vải đo xuống 1.5 cm để làm đường may.

Từ biên vỉa đo vào 4 cm để làm nẹp đinh áo và 1.5 cm làm phần cài khuy.

2/Vẽ mẫu:

Dài áo, hạ eo, hạ nách giống thân sau.

Vẽ cổ áo:

AE (vào cổ) = 2/10 vòng vổ

AF (hạ cổ) = 2/10 vòng cổ +0.5 cm

Vẽ cong vòng cổ EF, kẻ thẳng ra đến đường đinh F’.

*

h8

Vẽ sườn vai:

AG = ½ ngang vai.

GH (hạ vai) = hạ vai sau + 0.5cm = 1/10 ngang vai +1cm.

Nối EH được đường sườn vai.

Vẽ nách áo:

DD’ (ngang ngực) = ¼ vòng ngực + 2cm cử động.

DD” = ½ ngang vai -2cm.

Nối D”H.

D”I = 4cm.

Vẽ cong nách áo HID’ (khoảng giữa IH vẽ cong vào 0.5 cm).

Vẽ sườn áo:

CC’ (ngang eo) = ngang eo sau.

BB’(ngang mông) = ngang mông sau.

Nối B’C’D’ ta được đường sườn thân áo. Lượn hơi cong tại C’ để thân áo không bị gãy.

Vẽ lai áo:

B’B” (giảm sườn) = giảm sườn phía sau.

BB’”(sa vạt) = 1-2cm.

Vẽ cong từ B” đến B”’ và kẻ thẳng ra đường biên vải.

Chú ý: (sa vạt phải tuỳ thuộc vào dáng người).

Người bình thường sa vạt là 1cm ở giữa thân trước.

Người ưỡn ngực hoặc bụng to sa vạt 2cm ở giữa thân trước.

Người gù lưng hoặc lưng tôm thì sa vạt 1-2cm ở đường có cặp nẹp dính.

3/Cắt vải:

Trước khi cắt, gấp 4 cm nẹp đinh áo vào trong để đinh áo không bị hụt.

Cắt chừa đường may giống như thân sau.

*

*

C-TAY ÁO:

1/Xếp vải:

Từ mép vải đo vào = 2/10 vòng ngực + 1cm cử động + 2cm đường may.

Xếp mặt phải của 2 miếng vải quay vào trong (đối diện nhau) để cắt 1 lần 2 tay áo.

Gấp đôi 2 miếng vải lại, bề trái 2 miếng vải quay ra ngoài. Nếp gấp đôi hướng về phía người cắt.

Nách tay về phía tay phải. Lai tay về phía tay trái.

Từ đầu vải đo xuống 1cm để làm đường may.

2/Vẽ mẫu:

Tay ngắn hay tay dài đfều có cách vẽ giống nhau, chỉ khác số đo dài tay.

AB (dài tay) = số đo.

AC (hạ nách tay) = 1/10 vòng ngực + 3cm.

AD = CE (ngang tay) = 2/10 vòng ngực + 0-1cm.

Nối AE ta có đường nách tay.

Vẽ nách tay phía trước:

O là điểm giữa của AE.

Khoảng OE vẽ cong vào 0.5cm.

Khoảng giữa OA vẽ cong ra 1cm.

Vòng nách tay phía trước qua các điểm AOE.

Vẽ nách tay phía sau:

OO’ = 1cm

AA’ = 2cm

Vòng nách tay phía sau qua các điểm AA’O”E (lượn cong theo đường vòng nách tay phía trước).

Vẽ sườn tay:

BF = ½ cửa tay = ½ số đo cửa tay hay BF = ngang tay – (2-3cm).

Nối EF được sườn tay, khoảng giữa vẽ cong vào 1-2cm.

Vẽ lai tay:

FG (giảm sườn tay) = 1-2cm.

Vẽ cong từ G đến khoảng giữa của BF.

3/Cắt vải:

Cắt chừa thêm đường may giống như thân áo.

*

D-QUI TRÌNH MAY:

Ráp sườn vai.

Ráp đường sườn thân áo.

May tay áo.

Ráp tay áo vào thân.

Viền bọc mép hoặc viền gấp mép cổ áo.

Lên lai áo.

Làm khuy, kết nút.

Kiểu áo chun cổ tay cánh tiên này rất được mẹ và bé yêu thích vì sự thoái mái và đáng yêu. Bạn có thể ứng dụng để tự may áo cho trẻ lớn hay cho chính bản thân mình.

Xem thêm: Hướng Dẫn Vuốt Sáp Tóc Nam Đúng Cách, 3 Bước Vuốt Sáp Tóc Nam Siêu Đẹp Tại Nhà


*


*


*

*

*

*

*

*

*


Chiếc áo cổ chun tay cánh tiên đã hoàn thành. Đây là một trong những kiểu áo giản tiện và linh động nhất về kích cỡ, cắt may. Bạn sẽ rất dễ dàng dóng kích thước từ áo của bé sang mẫu giấy. Các đường may ráp cũng khá thẳng và đơn giản. Thành phẩm lại rất đáng yêu!


Cách may áo phông vừa vặn cho bé diện hè

*

Để thực hiện cách may áo phông vừa vặn cho bé, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

- 1 chiếc áo phông con đang mặc vừa vặn

- Bút và giấy bìa để vẽ mẫu áo

- Vải cotton thun, cotton dệt kim hay dạng vải tương tự vải áo phông

- Kim, chỉ, máy khâu, cúc, nẹp vải (nếu có)

*

*
*
Với cách may áo phông này, bạn chỉ cần sang dấu một chiếc áo vừa vặn của bé sang bìa làm mẫu giấy, mà không phải lo kẻ vẽ tính toán kiểu nhà nghề may đo. Đơn giản là bạn gập đôi áo bé theo chiều dọc, xếp trùng các mép áo. Dùng bút vẽ theo các mép áo vừa gấp, tới phần nách áo thì bạn nhấc nhẹ từng phần tay và căn ke đúng đường nách áo xuống bìa vì phần tay sẽ vẽ riêng. Bạn sẽ có mẫu một nửa thân áo. Vẽ thêm đường cổ phía trước hạ cong và sâu hơn đường cổ phía sau chừng 2cm.
*
*
Trải phẳng tay áo bé và căn ke đường sống tay với cổ tay áo nhưng cố tình vẽ vuông góc nhau thẳng thắn, phần nách áo trên tay ban đầu vẽ cong theo nách áo của bé sau đó bạn sẽ hơi đánh cong ngược chiều một cách mềm mại ở đoạn cuối nách, gần giống như chữ S vậy. Làm thế khi vào nách tay sẽ bớt bùng vải.
*
*
Căn ke các mẫu giấy nửa thân và nửa tay của bạn lên vải gập đôi, phần sống giữa áo và giữa tay sẽ trùng với nếp vải gập để khi bạn cắt xong, mở đôi vải sẽ được hình thân áo hay tay áo đầy đủ và đối xứng. 2 thân và tay đều được cắt chừa đường may 0,7cm - 1cm, gấu áo chừa 2cm - 3cm. Thân trước khoét cổ sâu hơn. Với áo bé gái, bạn có thể làm điệu bằng cách khoét thêm một khuyết nhỏ lệch một bên cổ làm duyên.
*
*
Đầu tiên bạn úp hai mặt phải vải thân áo vào nhau, ghim ổn định và trùng khít một bên vai áo rồi may một bên vai trước. Bạn may nẹp vải cho phần khuyết tròn ở cổ (nếu có) trước, rồi mới may toàn bộ nẹp cổ liền mạch. May từ đầu vai (phía cổ) chưa may ghép, đi qua phần vai đã ghép, quay trở về đầu vai đối diện. Xem lại cách làm và may nẹp vải nếu cần bạn nhé! Sau cùng bạn may ghép phần vai còn lại, sẽ đồng thời là may ghép hai đầu nẹp cổ vừa may.
*
*
Dùng kim chỉ khâu đính hai đầu biên nẹp cổ ổn định vì phần đó dày và cứng hơn. Khi may áo phông cho bé, bạn nên may đường chỉ liền vắt sổ, nếu máy của bạn không có chức năng này, bạn cần vắt sổ trước khi may. Nếu dùng vải thun thì có thể không cần vắt sổ. Bạn may luôn nẹp gấu áo bằng cách gập vải vào trong mặt trái một nếp 2cm, may nẹp gấu tay áo bằng nẹp vải. Nên ghim ổn định bằng kim ghim rồi mới may.

*

*
May ráp nách áo của tay và thân vào với nhau, may xong dùng mũi kéo bấm nhẹ vào biên vải tại những chỗ cong nhất của đường nách để tránh vải co kéo. Ráp nách xong bạn đặt trùng mép vải từ sống tay còn lại tới hết thân rồi may liền mạch từ gấu tay áo xuống gấu áo. Đường may cuối cùng để dư chỉ dài rồi dùng hai sợi chỉ buộc thắt nút cho chặt rồi mới cắt chỉ thừa, bạn cũng có thể thực hiện cách may nháy lại tại chỗ phần cuối đường may cho chắc chỉ.

*

Sang dấu áo là một cách hay để bạn may được chiếc áo vừa vặn cho bé, ngay tới những thợ may chuyên nghiệp đôi khi cũng không muốn tính toán nhiều, ướm áo bé lên vải để đồ hình vừa nhanh gọn, giản tiện lại chính xác hơn cả. Nẹp vải cũng rất tiện lợi cho bạn may áo sắc nét, đẹp mắt. Sẽ rất tuyệt nếu bạn tranh thủ phần vải thừa khi may đồ cho người lớn để có thêm một chiếc áo "đồng phục gia đình" cho bé.

*

Nếu cổ áo bạn căn ke hơi hẹp/rộng, hãy đo lại toàn bộ vòng cổ vừa vẽ, so sánh xem có vừa với vòng đầu của bé không, rồi sửa lại đường vẽ cổ lùi cao lên hay hạ thấp xuống bằng cách vẽ các đường song song với đường cổ đã vẽ, sao cho vừa vặn với vòng đầu là đẹp. Bé sẽ mặc áo một cách dễ dàng mà không cần làm cúc cổ. Chiếc cúc đính bên khuyết tròn chỉ để làm duyên. Cách may áo phông vừa vặn cho bé này áp dụng với cả may cho bé trai và bé gái.

*

Một lưu ý nhỏ là hãy may nhẹ tay các đường nẹp cổ và tay áo nhé, không giữ khư khư hay kéo vải trong khi may theo thói quen của nhiều người mới tập may, như thế đường may sẽ không bị bai hay vênh. Chúc bạn thành công với cách làm không chuyên nhưng khá tiện lợi này!Chọn áo cho người cổ ngắnCách chọn áo sơ mi phù hợp với dáng ngườiCác mẫu áo dài đẹpCách gấp áo sơ mi nhanh đẹp như ngoài hàngNhững mẫu áo thun đẹp không nên bỏ quaChọn áo sơ mi cho nam giới chuẩn nhấtCách chọn size áo phông nam vừa vặn, trẻ trungCách phối đồ với áo sơ mi cho nam giúp chàng cá tính, năng động(ST)