Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản! Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,... Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản! Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính
của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,... Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản! Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính
của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,... Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Theo dõi Hiệu lực Văn bản 0" class="btn btn-tvpl btn-block font-weight-bold mb-3" ng-click="So
Sanh
VBThay
The()" ng-cloak style="font-size:13px;">So sánh Văn bản thay thế Văn bản song ngữ
*

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 29/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG CHỨNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 20tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tưpháp,

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

Bạn đang xem: Nghị định hướng dẫn luật công chứng

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Công chứng về chuyển đổi Phòng công chứng thành Vănphòng công chứng; hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng; chínhsách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; điều kiện về trụ sở của Văn phòngcông chứng; niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản,văn bản khai nhận di sản; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viênvà tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với công chứng viên, tổchức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên,người yêu cầu công chứng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Chương II

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNGCHỨNG

Mục 1. CHUYỂN ĐỔI PHÒNG CÔNG CHỨNG THÀNH VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu củaviệc chuyển đổi Phòng công chứng

1. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.

2. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và công chứngviên, viên chức, người lao động làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi.

3. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, kháchquan, theo đúng quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quyphạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tiếp tục duy trì, kế thừa hoạt động của
Phòng công chứng được chuyển đổi.

4. Thực hiện theo lộ trình, phù hợp với Quy hoạch tổngthể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 4. Nguyên tắc chuyển đổi
Phòng công chứng

1. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyểnđổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộhồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó.

2. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với công chứngviên, viên chức, người lao động sau khi Phòng công chứng chấm dứt hoạt độngtheo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.

3. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyểnđổi Phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức,người lao động của Phòng công chứng đó, trừ trường hợp những người này không cónhu cầu tiếp tục làm việc tại Văn phòng công chứng. Nội dung, thời hạn, điều kiệnhợp đồng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luậtkhác có liên quan.

4. Bảo đảm tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước đangdo Phòng công chứng quản lý, sử dụng được xử lý theo đúng quy định của pháp luật,không bị thất thoát trong quá trình chuyểnđổi.

Điều 5. Các trường hợp chuyển đổi
Phòng công chứng

1. Các địa bàn cấp huyện đã thành lập đủ số tổ chứchành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề côngchứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và số lượng Văn phòng công chứngnhiều hơn số lượng Phòng công chứng.

2. Các địa bàn cấp huyện chưa thành lập đủ số tổ chứchành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề côngchứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng có ít nhất 02 Văn phòng côngchứng đã hoạt động ổn định từ 02 năm trở lên, kể từ ngày đăng ký hoạt động.

Điều 6. Kế hoạch chuyển đổi
Phòng công chứng

1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương có từ 05 Phòng công chứng trở lên thì Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhândân cấp tỉnh) phê duyệt.

Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng.Trong trường hợp cần thiết thì lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp trước khiquyết định.

2. Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng bao gồmcác nội dung chủ yếu sau đây:

a) Sự cần thiết chuyển đổi các Phòng công chứng;

b) Số lượng các Phòng công chứng thuộc trường hợpchuyển đổi theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;

c) Lộ trình chuyển đổi các Phòng công chứng;

d) Trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch.

3. Căn cứ vào Kế hoạchchuyển đổi các Phòng công chứng đã được Ủy bannhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề ánchuyển đổi đối với từng Phòng công chứng theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều7 của Nghị định này.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó dưới 05 Phòng công chứng thì không cần thiết phải xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mà xây dựng ngay Đề án chuyểnđổi từng Phòng công chứng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

Điều 7. Đề án chuyển đổi Phòng công chứng

1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp củacông chứng viên (ở những nơi đã thành lập) tổ chức họp với công chứng viên,viên chức, người lao động đang làm việc tại Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi,có sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Phòng công chứngđể đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động của Phòng công chứng; xem xét nguyện vọngvà đề xuất chế độ, chính sách đối với các công chứng viên, viên chức, người laođộng đang làm việc tại Phòng công chứng; phương án xử lý tài sản của Phòng côngchứng và các vấn đề khác có liên quan đến việc chuyển đổi Phòng công chứng.

Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản.

2. Trên cơ sở kết quả cuộc họp với Phòng công chứngđược dự kiến chuyển đổi, Sở Tư pháp chủ trì, phốihợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xâydựng Đề án chuyển đổi Phòng công chứng,trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đề án bao gồmcác nội dung chủ yếu sau đây:

a) Sự cần thiết chuyển đổi Phòng công chứng;

b) Kết quả khảo sát, đánh giá về tổ chức, hoạt độngtrong 03 năm gần nhất của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi;

c) Giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng.

Giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được xácđịnh trên cơ sở đánh giá về tổ chức và hoạt động, uy tín của Phòng công chứng dựkiến chuyển đổi, số lượng hợp đồng, giao dịch đã công chứng của Phòng công chứngtrong 03 năm gần nhất. Giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng không bao gồmgiá trị trụ sở, trang thiết bị và tài sản khác thuộc sở hữu của Nhà nước mà
Phòng công chứng đó đang quản lý, sử dụng;

d) Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng theo quyđịnh tại Điều 8 của Nghị định này;

đ) Dự kiến phương án giải quyết chế độ, chính sáchđối với công chứng viên, viên chức, người lao động; phương án xử lý tài sản vàcác vấn đề khác của Phòng công chứng sau khi chuyển đổi;

e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án của Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

3. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được Đềán chuyển đổi Phòng công chứng, Ủy bannhân dân cấp tỉnh ra Quyết định phê duyệt Đề án. Trong trường hợp cần thiết thì lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháptrước khi quyết định.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định phê duyệt
Đề án chuyển đổi Phòng công chứng, Sở Tưpháp thông báo bằng văn bản cho Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, tổ chức xãhội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập) về Đề án chuyển đổi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp Ủyban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương thức đấu giá quyền nhận chuyển đổi thì Đề án được thông báo đến cả các tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động tạiđịa phương.

Điều 8. Phương thức chuyển đổi
Phòng công chứng

1. Quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được chuyểngiao cho chính các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng theo giáquyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng đã được Ủyban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Các công chứng viên của Phòng công chứngdự kiến chuyển đổi đều có quyền tham gia nhận chuyển đổi Phòng công chứng. Trưởng
Phòng công chứng có trách nhiệm tập hợp danh sách công chứng viên của Phòng côngchứng có nhu cầu nhận chuyển đổi Phòng công chứng gửi Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

2. Quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được tổchức đấu giá trong trường hợp có giá trị lớn và có nhiều công chứng viên khácđang hành nghề trên địa bàn đủ điều kiện tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổitheo quy định tại Điều 9 của Nghị định này có văn bản đề nghị được tham gia đấugiá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng. Trong trường hợp này, Sở Tư pháp phốihợp với Sở Tài chính có văn bản đề nghị Ủy bannhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng đấu giá quyền nhậnchuyển đổi Phòng công chứng.

Trường hợp các công chứng viên tham gia đấu giá trảgiá ngang nhau thì các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng đượcchuyển đổi được ưu tiên trúng đấu giá; trường hợp có nhiều hồ sơ của các côngchứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi cùng trả giá caonhất hoặc các công chứng viên không làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổicùng trả giá cao nhất thì Hội đồng đấu giá tổ chức bốc thăm để chọn ra ngườitrúng đấu giá.

Điều 9. Điều kiện của ngườitham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng

1. Người tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi
Phòng công chứng phải là công chứng viên đang hành nghề trên địa bàn cấp tỉnhcó Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, trong đó người dự kiến làm Trưởng Vănphòng công chứng phải hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Công chứng viên đang là Trưởng Văn phòng công chứnghoặc đang là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng không được thamgia đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng.

2. Hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá quyền nhận chuyểnđổi Phòng công chứng phải có sự tham gia của 02 công chứng viên trở lên và cam kếtbằng văn bản của các công chứng viên tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi về việc tiếp nhận và ký hợp đồng lao động với cáccông chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi,bảo đảm cho những người này được tiếp tục làm công việc chuyên môn của mình nhưtại Phòng công chứng được chuyển đổi.

Điều 10. Quyết định chuyển đổi
Phòng công chứng

1. Ủy bannhân dân cấp tỉnh ra Quyết định chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòngcông chứng theo đề nghị của Sở Tư pháp.

2. Văn phòng công chứng thực hiện thủ tục đăng kýhoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Phòng công chứng được chuyển đổitiếp tục hoạt động cho đến ngày Văn phòng công chứng được cấp giấy đăng ký hoạtđộng.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấyđăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứngviên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi.

Hợp đồng lao động giữa Văn phòng công chứng vớicông chứng viên hoặc viên chức của Phòng công chứng được chuyển đổi là hợp đồngkhông xác định thời hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hợp đồng lao động giữa Văn phòng công chứng với ngườilao động của Phòng công chứng được chuyển đổi là loại hợp đồng mà người lao độngđã giao kết trước đó với Phòng công chứng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuậnkhác.

Điều 11. Chế độ, chính sách đốivới công chứng viên, viên chức, người laođộng của Phòng công chứng được chuyển đổi

1. Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với côngchứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi thựchiện theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động.

2. Trường hợp công chứng viên của Phòng công chứngđược chuyển đổi chuyển sang hành nghề tại Văn phòng công chứng thì chấm dứt hợpđồng làm việc với Phòng công chứng và được giải quyết chế độ, chính sách theoquy định của pháp luật.

Công chứng viên, viên chức khác đủ điều kiện nghỉhưu hoặc thôi việc thì được giải quyết chế độ, chính sách theo quy định củapháp luật.

3. Trường hợp người lao động của Phòng công chứngđược chuyển đổi chuyển sang làm việc tại Văn phòng công chứng thì chấm dứt hợpđồng lao động với Phòng công chứng và được giải quyết chế độ, chính sách theoquy định của pháp luật.

Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc thôi việcthì được giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở
Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnhxem xét, quyết định chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, ngườilao động của Phòng công chứng được chuyển đổi quy định tại Khoản 1,2 và Khoản 3Điều này.

Điều 12. Xử lý tài sản của
Phòng công chứng được chuyển đổi

1. Việc xử lý tài sản thuộc sở hữu của Nhà nướcđang do Phòng công chứng quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định của phápluật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trình Ủyban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc xử lý tài sản quy định tại
Khoản 1 Điều này.

Mục 2. HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂNNHƯỢNG VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Điều 13. Hợp nhất Văn phòngcông chứng

1. Các Văn phòng công chứng hợp nhất theo quy địnhtại Khoản 1 Điều 28 của Luật Công chứng nộp 01 (một) bộ hồsơ hợp nhất tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:

a) Hợp đồng hợp nhất Văn phòng công chứng, trong đócó các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứngđược hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng hợp nhất; thời gianthực hiện hợp nhất; phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng đượchợp nhất sang Văn phòng công chứng hợp nhất; phương án sử dụng lao động của Vănphòng công chứng hợp nhất; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợppháp của các Văn phòng công chứng được hợp nhất và các nội dung khác có liênquan.

Mỗi Văn phòng công chứng hợp nhất cử một công chứngviên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng hợp nhất;

b) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba)năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng được hợp nhất tínhđến ngày đề nghị hợp nhất;

c) Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bảnkiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng được hợp nhất;

d) Danh sách các công chứng viên hợp danh và côngchứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng được hợpnhất;

đ) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạtđộng của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xãhội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết địnhcho phép hợp nhất Văn phòng công chứng.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đềnghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấptỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bảnvà nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyếtđịnh cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại
Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, Quyết định chophép hợp nhất Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòngcông chứng và giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủhồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòngcông chứng hợp nhất, đồng thời thực hiện việc xóa tên các Văn phòng công chứngđược hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thôngbáo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Trong thời gian làm thủ tục hợp nhất, các Vănphòng công chứng được hợp nhất tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứnghợp nhất được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng hợpnhất kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, yêu cầu công chứng đang thực hiện tại các
Văn phòng công chứng được hợp nhất và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ côngchứng của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.

6. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăngký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26 của Luật Công chứng.

Điều 14. Sáp nhập Văn phòngcông chứng

1. Các Văn phòng công chứng sáp nhập theo quy địnhtại Khoản 2 Điều 28 của Luật Công chứng nộp 01 (một) bộ hồsơ sáp nhập tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:

a) Hợp đồngsáp nhập Văn phòng công chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địachỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở của Vănphòng công chứng nhận sáp nhập; thời gian thực hiện sáp nhập; phương án chuyểntài sản của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập sang Văn phòng công chứng nhậnsáp nhập; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; việckế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứngbị sáp nhập và các nội dung khác có liên quan.

Mỗi Văn phòng công chứng sáp nhập cử một công chứngviên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng sáp nhập.

b) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba)năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng tính đến ngày đềnghị sáp nhập;

c) Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng và biên bản kiểmkê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng;

d) Danh sách các công chứng viên hợp danh và côngchứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng;

đ) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạtđộng của các Văn phòng công chứng.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xãhội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết địnhcho phép sáp nhập Văn phòng công chứng.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đềnghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấptỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng; trường hợp từchối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyếtđịnh cho phép sáp nhập, Văn phòng công chứng nhận sáp nhập phải thực hiện thayđổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật
Công chứng. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động bao gồm: Đơnđề nghị, Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minhvề trụ sở của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập và giấy đăng ký hành nghề củacác công chứng viên đang hành nghề tại các Văn phòng công chứng bị sáp nhập.

5. Trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, các Vănphòng công chứng bị sáp nhập tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứngnhận sáp nhập được thay đổi nội dung đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng nhậnsáp nhập kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, yêu cầu công chứng đang thực hiện tạicác Văn phòng công chứng bị sáp nhập và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơcông chứng của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập.

6. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăngký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại
Điều 25, 26 của Luật Công chứng.

Điều 15. Chuyển nhượng Vănphòng công chứng

1. Văn phòng công chứng có nhu cầu chuyển nhượngtheo quy định tại Điều 29 của Luật Công chứng nộp 01 (một)bộ hồ sơ chuyển nhượng tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:

a) Hợp đồngchuyển nhượng Văn phòng công chứng, trong đó có nội dung chủ yếu sau: Tên, địachỉ trụ sở, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng đượcchuyển nhượng; tên, số Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứngviên nhận chuyển nhượng; giá chuyển nhượng, việc thanh toán tiền và bàn giao
Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ của các bên và các nộidung khác có liên quan.

Hợp đồng chuyểnnhượng Văn phòng công chứng phải có chữ ký của công chứng viên hợp danh đại diệncho các công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng,các công chứng viên nhận chuyển nhượng và phải được công chứng;

b) Văn bản cam kết của các công chứng viên nhậnchuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tiếp nhận toàn bộ yêu cầucông chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứngđược chuyển nhượng;

c) Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòngcông chứng được chuyển nhượng;

d) Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên củacác công chứng viên nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứngtừ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng
Văn phòng công chứng;

đ) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạtđộng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;

e) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba)năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xãhội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết địnhcho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bảnđề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấptỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bảnvà nêu rõ lý do.

3. Các công chứng viên nhận chuyển nhượng đề nghịthay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượngtheo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng.

Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt độngbao gồm: Đơn đề nghị, Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng,giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và giấyđăng ký hành nghề của các công chứng viên.

4. Trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Vănphòng công chứng được chuyển nhượng tiếp tục được hoạt động cho đến khi Vănphòng công chứng của các công chứng viên nhận chuyển nhượng được cấp lại giấy đăngký hoạt động.

5. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăngký hoạt động của Văn phòng công chứng sau khi được chuyển nhượng thực hiện theoquy định tại Điều 25, 26 của Luật công chứng.

Mục 3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI VĂN PHÒNGCÔNG CHỨNG THÀNH LẬP TẠI CÁC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN, ĐẶCBIỆT KHÓ KHĂN, ĐIỀU KIỆN VỀ TRỤ SỞ CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG, NIÊM YẾT VIỆC THỤLÝ CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN, VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN

Điều 16. Chính sách ưu đãi đốivới Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn

1. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàncó điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sáchưu đãi sau đây:

a) Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định củapháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

b) Được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượntrụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 03 (ba) năm đầu hoạtđộng.

2. Ủy bannhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể các biện pháp hỗ trợ quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều này và các biện pháp hỗ trợ khác đối với Văn phòng công chứngthành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khókhăn.

Điều 17. Điều kiện về trụ sở của
Văn phòng công chứng

1. Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉcụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tốithiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việctại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồsơ công chứng.

2. Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộpcác giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng kýhoạt động Văn phòng công chứng.

3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứngcác điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt độngcho Văn phòng công chứng.

Điều 18. Niêm yết việc thụ lýcông chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phânchia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thựchiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xãnơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trườnghợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạmtrú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp disản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việcniêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp disản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thườngtrú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng mộttỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đềnghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thườngtrú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việcniêm yết.

2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của ngườiđể lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sảnthừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừakế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phảighi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sảnthừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sửdụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hànhnghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

3. Ủy bannhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quảnviệc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Chương III

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀNGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 19. Nguyên tắc tham gia bảohiểm

1. Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặccó thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.

2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp củacông chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viêncủa tổ chức hành nghề công chứng được đăng kýhành nghề.

3. Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệpcho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệphoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Phạm vi bảo hiểm

1. Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất củangười tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác cóliên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hạigây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.

2. Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội- nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề côngchứng ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểmrộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 21. Điều kiện bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thườngthiệt hại khi có đủ các điều kiện sau:

1. Thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm quy định tại Điều20 của Nghị định này.

2. Không thuộc các trường hợp sau đây:

a) Công chứng viên thực hiện công chứng trong trườnghợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạmpháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợpđồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

b) Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch,bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những ngườithân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi củavợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anhchị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

c) Công chứng viên cấu kết, thông đồng với ngườiyêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bảncông chứng, hồ sơ công chứng;

d) Trường hợpkhác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứnghoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủyquyền.

Điều 22. Phí bảo hiểm

1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà tổ chức hành nghềcông chứng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức mình.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề côngchứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủyquyền thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồngmột năm cho một công chứng viên.

Chương IV

TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀNGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Mục 1. TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀNGHIỆP CẤP TỈNH CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 23. Hội công chứng viên

1. Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đượcthành lập một Hội công chứng viên là tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh củacác công chứng viên hành nghề trên địa bàn theo quy định tại Khoản1 Điều 39 của Luật Công chứng.

Hội công chứng viên được tổ chức và hoạt động theonguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm vềkinh phí hoạt động phù hợp với quy định của
Luật Công chứng, Nghị định này và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốccủa công chứng viên.

Hội công chứng viên có tư cách pháp nhân, có con dấuvà tài khoản riêng.

2. Tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên chịusự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấptỉnh và hướng dẫn của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứngviên. Hội công chứng viên không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy,quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luậtvà Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhànước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương.

3. Hội viên của Hội công chứng viên là các công chứngviên hành nghề trên địa bàn. Các công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viêntrước khi đăng ký hành nghề công chứng ở những nơi đã có Hội công chứng viên.

Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội công chứng viêndo Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên quy định.

Điều 24. Thành lập Hội công chứngviên

1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướngdẫn các công chứng viên tại địa phương thành lập Ban vận động thành lập Hộicông chứng viên. Ban vận động gồm 03 đến 05 công chứng viên, có nhiệm vụ xây dựng
Đề án thành lập Hội công chứng viên. Đềán nêu rõ về sự cần thiết thành lập, số lượng công chứng viên hành nghề tại địaphương, dự kiến về tổ chức, nhân sự và hoạt động của Hội công chứng viên.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đềán thành lập Hội công chứng viên, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩmđịnh Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnhhồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên.

Hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên bao gồm
Đề án thành lập Hội công chứng viên, Tờ trình Đề án và Báo cáo thẩm định Đề án.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyếtđịnh cho phép thành lập Hội công chứng viên; trườnghợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có Quyết địnhcho phép thành lập, Ban vận động thành lập Hội công chứng viên phải tiến hành Đạihội. Trường hợp không tiến hành Đại hộitrong thời hạn quy định tại Khoản này thì Quyết định cho phép thành lập Hộicông chứng viên hết hiệu lực thi hành.

Điều 25. Các cơ quan của Hộicông chứng viên

1. Đại hội toàn thể công chứng viên là cơ quan lãnhđạo cao nhất của Hội công chứng viên.

2. Ban chấp hành Hội công chứng viên là cơ quan chấphành của Đại hội toàn thể công chứng viên, do Đại hội toàn thể công chứng viênbầu ra.

3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Hội công chứngviên do Đại hội toàn thể công chứng viên bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành
Hội công chứng viên.

4. Các cơ quan khác theo quy định của Điều lệ Tổ chứcxã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.

Điều 26. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Hội công chứng viên

1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hộiviên trong hành nghề theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệptoàn quốc của công chứng viên và theo quy định của pháp luật.

2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, xử lý kỷluật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Tổ chứcxã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.

3. Giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định củapháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của côngchứng viên.

4. Phối hợp với Sở Tư pháp địa phương trong việc bồidưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm cho hội viên; tham gia ý kiến với Sở Tưpháp trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sápnhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theoquy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luậtcó liên quan.

5. Thực hiện nghị quyết, quyết định, quy định của Tổchức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và các cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền.

6. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quanquản lý nhà nước, sự kiểm tra của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc củacông chứng viên.

7. Tham gia hoạt động hợp tác về công chứng ở trongnước và quốc tế theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định củapháp luật và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứngviên.

Mục 2. TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀNGHIỆP TOÀN QUỐC CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 27. Hiệp hội công chứngviên Việt Nam

1. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là Tổ chức xãhội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật Công chứng.

Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được tổ chức vàhoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịutrách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng và
Nghị định này.

Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Hoạt động của Hiệp hội công chứng viên Việt Namchịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Hội viên của Hiệp hội công chứng viên Việt Namlà các Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cáccông chứng viên.

Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội công chứngviên Việt Nam do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.

Điều 28. Thành lập Hiệp hộicông chứng viên Việt Nam

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ,ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và tổ chức thực hiện Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 29. Các cơ quan của Hiệphội công chứng viên Việt Nam

1. Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là cơquan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.

2. Hội đồng công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnhđạo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu công chứngviên toàn quốc.

3. Ban Thường vụ Hiệp hội công chứng viên Việt Namlà cơ quan điều hành công việc của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳhọp của Hội đồng công chứng viên toàn quốc.

4. Các cơ quan khác do Điều lệ Hiệp hội công chứngviên Việt Nam quy định.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quy địnhtại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam quy định.

Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Hiệp hội công chứng viên Việt Nam

1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hộiviên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luậthội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội côngchứng viên Việt Nam.

3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng vàquy định của pháp luật về công chứng.

4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo,bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham giaxây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vitổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hànhnghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viênkhông đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về côngchứng theo quy định của pháp luật.

7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứngviên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định,quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửađổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái vớiquy định của pháp luật.

8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội;thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định củapháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.

Điều 31. Điều lệ Hiệp hội côngchứng viên Việt Nam

1. Căn cứ quy định của Luật Công chứng và Nghị địnhnày, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc thông qua Điều lệ Hiệp hội côngchứng viên Việt Nam.

Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được áp dụngthống nhất đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và các Hội công chứngviên.

2. Điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nambao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Hiệp hộicông chứng viên Việt Nam;

b) Quyền, nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội công chứngviên Việt Nam;

c) Mối quan hệ giữa Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam và Hội công chứng viên;

d) Thủ tục gia nhập, rút tên khỏi danh sách hộiviên của Hội công chứng viên, khai trừ tư cách hội viên;

đ) Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam, Hội công chứng viên;

e) Mối quan hệ phối hợp giữa các Hội công chứngviên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;

g) Cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểucông chứng viên toàn quốc, Đại hội toàn thể công chứng viên của Hội công chứngviên; trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội của Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam, Hội công chứng viên;

h) Việc ban hành nội quy của Hội công chứng viên;

i) Tài chính của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam,Hội công chứng viên;

k) Khen thưởng, kỷ luật hội viên và giải quyết khiếunại, tố cáo;

l) Nghĩa vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam, Hội công chứng viên;

m) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.

3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từngày được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam để xem xét phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày nhận được Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tưpháp phê duyệt Điều lệ sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; trườnghợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từchối phê duyệt trong các trường hợp sau đây:

a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp vàpháp luật;

b) Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ không đảm bảotính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

5. Trong trường hợp
Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từ chối phê duyệt thì Hội đồngcông chứng viên toàn quốc phải sửa đổi nội dung Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hộiđể thông qua Điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày
Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi
Bộ Tư pháp Điều lệ sửa đổi, bổ sung để xem xét, phê duyệt. Việc phê duyệt Điềulệ sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định của Điều này.

6. Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có hiệulực kể từ ngày được phê duyệt.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hội công chứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã được thành lập và hoạt động trước ngày Luật Công chứng năm 2014có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật Công chứng năm 2014và Nghị định này.

2. Trong thời gian chưa có Hiệp hội công chứng viên
Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Điều lệ của Hội công chứngđược tiếp tục áp dụng cho đến khi Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam đượcphê duyệt.

3. Người đang tham gia chương trình đào tạo nghềcông chứng 06 tháng theo quy định của Luật Công chứng năm 2006 tại thời điểm Luật
Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc đào tạotheo chương trình đó và được công nhận hoàn thành việc tham gia đào tạo nghềcông chứng. Việc tập sự hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật Công chứng năm 2014.

4. Điều kiện về Trưởng Văn phòng công chứng quy địnhtại Khoản 2 Điều 22 của Luật Công chứng năm 2014 không áp dụngđối với người đang là Trưởng Văn phòng của Văn phòng công chứng được thành lậptrước ngày Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành.

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01tháng 5 năm 2015.

2. Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 hết hiệu lực kể từ ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 34. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư phápquy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực bảnsao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; phí sát hạch bổ nhiệmcông chứng viên; lệ phí cấp Thẻ công chứng viên, cấp giấy đăng ký hoạt động củatổ chức hành nghề công chứng và hướng dẫn việc thực hiện quy định về bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên theo quy định của pháp luật về kinhdoanh bảo hiểm và Nghị định này.

3. Hết thời hạn quy định tại Khoản1 và Khoản 3 Điều 79 của Luật Công chứng năm 2014 về việc chuyển đổi Vănphòng công chứng do một công chứng viên thành lập và việc mua bảo hiểm tráchnhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ràsoát, báo cáo Bộ Tư pháp tổng hợp để báo cáo Chính phủ.

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫnthi hành Nghị định này./

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, PL (3b).

Đã có Nghị định hướng dẫn Luật Công chứng 2014

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014.

MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 29/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG CHỨNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 20tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tưpháp,

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Công chứng về chuyển đổi Phòng công chứng thành Vănphòng công chứng; hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng; chínhsách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; điều kiện về trụ sở của Văn phòngcông chứng; niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản,văn bản khai nhận di sản; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viênvà tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với công chứng viên, tổchức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên,người yêu cầu công chứng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Chương II

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNGCHỨNG

Mục 1. CHUYỂN ĐỔI PHÒNG CÔNG CHỨNG THÀNH VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu củaviệc chuyển đổi Phòng công chứng

1. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.

2. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và công chứngviên, viên chức, người lao động làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi.

3. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, kháchquan, theo đúng quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quyphạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tiếp tục duy trì, kế thừa hoạt động của
Phòng công chứng được chuyển đổi.

Xem thêm: Hướng dẫn làm mứt cà rốt ngon dẻo tại nhà, cách làm mứt cà rốt ngon dẻo tại nhà

4. Thực hiện theo lộ trình, phù hợp với Quy hoạch tổngthể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 4. Nguyên tắc chuyển đổi
Phòng cô

Xem Xoilacz TV tiếng Việt