THƯ VIỆN PHÁP LUẬT trân trọng gửi đến quý khách hàng tổng hợp Luật, Nghị định, Thông tư về kế toán đang có hiệu lực.

Bạn đang xem: Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn


*
Mục lục bài viết

Tổng hợp Luật, Nghị định, Thông tư về kế toán đang có hiệu lực (ảnh minh họa)

Văn bản quy phạm pháp luật

Ngày hiệu lực

Luật

Luật kế toán 2015

Nghị định

Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán

Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thông tư

Thông tư 26/2021/TT-BTC về hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

Thông tư 09/2021/TT-BTC về hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.

Thông tư 8/2021/TT-BTC về chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.

Thông tư 25/2020/TT-NHNN về quy định Quy trình luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trong hệ thống "Ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và tích hợp hệ thống" tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư 78/2020/TT-BTC về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.

Thông tư 67/2020/TT-BTC về Quy chế mẫu kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 66/2020/TT-BTC ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp.

Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.

Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi chế độ báo cáo tại Thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Thông tư 19/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 31/2019/TT-NHNN quy định về hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.

Thông tư 77/2019/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.

Thông tư 70/2019/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã.

Thông tư 44/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 292/2016/TT-BTC về hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Thông tư 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thông tư 108/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia.

Trung Tài


Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info

*

1. Phạm vi điều chỉnh

Luật kế toán mới quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm: nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.

– Đối tượng áp dụng của luật kế toán gồm có.

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không có sử dụng ngân sách nhà nước

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác

Người làm kế toán, người khác có liên quan đến kế toán

2. Nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán

a. Nhiệm vụ kế toán

– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghiệp vụ thu, nộp, thanh toán kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.

– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

b. Yêu cầu của kế toán.

– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và BCTC

– Phản ánh kịp thời đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán

– Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin số liệu kế toán

– Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.

– Thông tin số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính từ khi thành lập đến khi chấp dứt hoạt động của đơn vị kế toán. Số liệu kế toán kỳ này phải nối tiếp với số liệu kế toán kỳ trước.

– Phân loại sắp xếp thông tin, số hiệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được

c. Nguyên tắc của kế toán

– Giá trị của tài sản được hình thành theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự ý điều chỉnh lại giá trị của tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được thực hiện nhất quán trong kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay đổi về quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị phải giải trình trong BCTC.

– Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đấy đủ đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

– Thông tin, số liệu trong BCTC năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định.

– Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

Xem thêm: Hướng Dẫn Hạch Toán Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Mới Nhất 2021

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các nguyên tắc nói trên còn phải thực hiện nguyên tắc theo mục lục ngân sách nhà nước.